Nội dung chính
Chuyển đổi số là gì?
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Vậy chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số.
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là việc tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Giải pháp chuyển đổi số tối ưu cho doanh nghiệp
Công ty TNHH Công nghệ Telsky mang tới giải pháp tối ưu chuyển đổi số toàn diện qua những sản phẩm công nghệ để không chỉ mang đến trải nghiệm mới mà còn tăng doanh thu, lợi nhuận… cho người dùng.

Để tìm ra giải pháp cũng như ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lược chuyển đổi số của mình. Theo đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả cần tập trung vào 3 định hướng chính sau:
- Tối ưu hoạt động của doanh nghiệp: Với định hướng này, doanh nghiệp cần tối ưu hóa và tự động hóa quy trình, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả để giảm chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải nâng cao mức hài lòng của nhân viên và tìm ra phương thức mới để tăng doanh thu.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định đúng tập khách hàng, nâng cao trải nghiệm và thắt chặt quan hệ với khách hàng.
- Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng số, con đường kinh doanh mới và đem đến những sản phẩm số mới.
Sau khi đã xác định được mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp cần xây dựng giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
Giải pháp công nghệ giúp tối ưu hoạt động kinh doanh
- Tối ưu hóa quy trình vận hành: Để tối ưu hóa quy trình vận hành, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa nguồn lực, tái sử dụng nguồn tài nguyên cũ. Đồng thời, doanh nghiệp ứng dụng linh hoạt công nghệ trong các khâu hoạt động để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và thay đổi (nếu cần).
- Xây dựng chuỗi cung ứng số: Là áp dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, Big Data, Robotics, Blockchain, Computer Vision, Machine Learning… để đẩy mạnh hoạt động cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất.
- Xây dựng nhà máy thông minh: Doanh nghiệp tối ưu hóa và tự động hóa nhà máy để nâng cao hiệu quả cho quy trình sản xuất.
- Đơn giản hóa hoạt động back office: Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ phần mềm RPA (Robotic Process Automation) vào trung tâm chia sẻ để tự động hóa các quy trình hoạt động từ tài chính, kế toán đến chăm sóc khách hàng. Đồng thời, quy trình cũng cần tích hợp thêm Al và Data Analytics để tối ưu hóa, thực hiện nhanh các nhiệm vụ và tiết kiệm chi phí.
Giải pháp cho mục tiêu hướng tới trải nghiệm khách hàng
- Hệ thống bán hàng đa kênh: Doanh nghiệp phát triển nhiều kênh bán hàng khác nhau để tăng khả năng tiếp cận và phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ví dụ: Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng kết hợp với hàng online qua hotline, website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…
- Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng CRM: Doanh nghiệp tăng cường tương tác, giao tiếp và quản lý thông tin, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
- Thiết kế trải nghiệm ấn tượng: Chiến lược để lại dấu ấn, làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp trong từng giai đoạn, ở mỗi điểm chạm và trong suốt quá trình trải nghiệm. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tiếp cận theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của người dùng khi thiết kế trải nghiệm.

- Trải nghiệm cá nhân hóa: Doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ hiện đại như phân tích dữ liệu, công nghệ thực tế ảo, Al để cá nhân hóa các sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Điều này giúp mang đến các sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với từng khách hàng và những trải nghiệm tốt nhất.
- 360 độ lắng nghe khách hàng: luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, phân tích phản hồi của họ để đưa ra phương án khắc phục nhược điểm và mang đến giá trị mới cho khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng tối ưu:nhanh chóng xử lý các yêu cầu, phản hồi, khiếu nại của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tăng sự trung thành với thương hiệu.
- Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết: xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để giữ chân họ ở lại, ủng hộ sản phẩm, dịch vụ của mình và trở thành khách hàng trung thành.
- Tương tác nhất quán: Doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Để từ đó, chuyển đổi số doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng và biến điều này thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.
Trao quyền cho nhân viên sử dụng dữ liệu
Dữ liệu là chìa khóa giúp thúc đẩy những quyết định kinh doanh chính xác. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên cho phép nhân viên của mình trích xuất và khai thác thông tin tài liệu doanh nghiệp thay vì hạn chế họ. Điều này có thể giúp nhân viên nắm rõ hơn về các hoạt động, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.

Cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu cũng là cách thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, bộ phận, từ đó gia tăng tính liên kết. Ngoài ra, khi cần cung cấp thông tin cho khách hàng, nhân viên cũng không cần tốn quá nhiều thời gian để xin thông tin từ cấp quản lý hay bộ phận khác.
Ứng dụng những công nghệ mới nhất, phù hợp nhất vào hoạt động doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc lựa chọn một ứng dụng phù hợp là vô cùng cần cần thiết để vừa đảm bảo nâng cao hiệu suất công việc, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư.

Một ứng dụng phù hợp, một nền tảng tự động hóa doanh nghiệp thông minh cần đảm bảo được các yếu tố: quản lý toàn bộ hệ thống quy trình doanh nghiệp trên nền tảng số, quản lý tài liệu chuyên nghiệp, khai thác dữ liệu nhanh chóng,…
Đảm bảo tính liền mạch của hệ thống
Hầu hết các sáng kiến chuyển đổi số doanh nghiệp đều nhằm mục đích hợp lý hóa các hoạt động, tự động hóa quy trình công việc, tăng hiệu quả và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Điều quan trọng là tất cả các hệ thống phải được đảm bảo liên lạc với nhau một cách liền mạch.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích hợp các ứng dụng ( quản lý tài chính, dịch vụ khách hàng, quản lý nhân sự), vào cùng một hệ thống nền tảng để tránh việc phân mảnh công việc và giúp các bộ phận tương tác chặt chẽ với nhau hơn, tăng cường hợp tác giữa các bộ phận và xây dựng một tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm.
Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động nặng nề như hiện tại do ảnh hưởng bởi đại dịch, chuyển đổi số là một điều cần thiết. Rất ít tổ chức có thể đảm bảo việc kinh doanh bền vững và phát triển nếu không có một kế hoạch chuyển đổi số cụ thể và ứng dụng lợi thế của công nghệ số. Chính vì vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sớm vạch ra một kế hoạch chuyển đổi số đường dài để doanh nghiệp theo kịp với xu thế phát triển của thời đại 4.0 hiện nay.
Liên hệ ngay với TELSKY để doanh nghiệp của bạn được hỗ trợ giải pháp tối ưu chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bài viết tương tự : Chuyển đổi số doanh nghiệp tại Bắc Ninh